Cài đặt máy in qua Printer Server mang lại nhiều lợi ích cho người dùng và các tổ chức. Dưới đây là một số lý do chính tại sao việc này trở nên cần thiết:
Toc
- Quản lý tập trung: Printer Server cho phép quản trị mạng dễ dàng cài đặt, cấu hình và giám sát tất cả các máy in từ một vị trí trung tâm. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả.
- Tiết kiệm chi phí: Khi sử dụng Printer Server, bạn chỉ cần một máy in cho một số lượng lớn người dùng. Điều này giúp tiết kiệm chi phí mua và bảo trì máy in.
- Chia sẻ dễ dàng: Các máy in được kết nối qua Printer Server có thể dễ dàng chia sẻ cho tất cả người dùng trong mạng. Người dùng không cần cài đặt trình điều khiển máy in trên máy tính cá nhân của họ.
- Tăng cường bảo mật: Printer Server cho phép bạn thiết lập quyền truy cập và quyền in, giúp ngăn chặn việc sử dụng không phù hợp hoặc không được phép của máy in.
- Cải thiện hiệu suất: Một số Printer Server được thiết kế để xử lý và quản lý các tác vụ in, giúp giảm tải cho máy tính cá nhân và nâng cao tốc độ in.
- Quản lý hàng đợi in: Printer Server cho phép quản lý hàng đợi in một cách hiệu quả, giúp người dùng dễ dàng xem và quản lý các tác vụ in của mình.
- Cập nhật và triển khai trình điều khiển dễ dàng: Khi cần cập nhật trình điều khiển máy in hoặc triển khai trình điều khiển mới, việc này chỉ cần được thực hiện trên Printer Server thay vì trên từng máy tính cá nhân.
- Lưu trữ và lưu lại thông tin in: Một số Printer Server cung cấp khả năng lưu trữ và lưu lại thông tin in, giúp theo dõi việc sử dụng máy in và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.
- Tiết kiệm năng lượng: Thay vì phải giữ cho nhiều máy in hoạt động suốt thời gian, Printer Server cho phép bạn tập trung vào một vài máy in chính, giúp tiết kiệm năng lượng.
- Tăng cường tích hợp: Printer Server thường dễ dàng tích hợp với các giải pháp quản lý và giám sát mạng khác.
Nhờ những lợi ích trên, việc cài đặt máy in qua Printer Server trở nên phổ biến, đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp và tổ chức lớn.
Với mô hình máy in qua Printer Server các bạn có thế dễ dàng nắm bắt vấn đề cài đặt máy in qua Printer Server là gì ? Dễ hiểu Printer Server là mô hình in qua mạng. Lúc này các máy trạm khác trong cùng 1 công ty lớn hay tòa nhà, có thế sử dụng mạng để kết nối với máy in bằng địa chỉ IP, mà không cần thông qua máy chủ nào ( bởi nếu có máy chủ, bạn cần bật máy lên để máy hoạt động mới in được ).
Có hai mô hình Printer Server phổ biến và đang được áp dụng hiện nay tại Việt Nam :
- Mô hình dùng máy in có sẵn chức năng printer server
- Mô hình dùng máy in thường có gắn thêm một hộp Box Printer Server để hỗ trợ.
Cài Đặt Máy In Qua Printer Server Như Thế Nào Hiệu Quả?
Cấu Hình Cài Đặt Máy In Có Sẵn Qua Printer Server
Bạn sẽ dễ nhận ra máy in có chức năng print server này bởi đa phần là những máy in có màn hình LED nhỏ sẵn trên máy, được điều khiển bằng các nút lệnh và 4 mũi tên ( lên, xuống, trái, phải hoặc các máy đời cũ sẽ la ” + ” và ” – “ ). Không thể thiếu là phía sau máy sẽ có cổng RJ45 dùng để kết nối cable mạng.
Tùy theo đời máy và dòng máy mà có cách cấu hình khác nhau. Nhưng đơn giản bạn chỉ cần tìm đến dòng TCP/IP trong Menu hoặc Setup để thực hiện quá trình này.
Ở đây Máy Văn Phòng NHK Việt Nam sẽ lấy vị dụ trên máy HP5100 ( máy chuyên in scan, film và decal chất lượng của HP @@)
- Menu >>> EIO 1 Jetdirect,
- Sau đó nhấn Item >> CFG Netword = No*.
- Bạn nhấn nút Value để thay đổi giá trị thành CFG Nework = Yes
- Chọn nút lệnh Select để thực hiện chọn, dòng lệnh sẽ thêm vào dấu * và có dạng như sau: CFG Netword = Yes*
- Nhấn Item để chọn lựa các Menu lệnh nhỏ hơn.
- Bạn chọn dòng lệnh CFG TCP/IP = No* để Setup ( cài đặt )cấu hình địa chỉ IP theo chuẩn Ethernet. >>> CFG TCP/IP = Yes*
- Chọn địa chỉ IP lúc này là 192.168.1.254. ( bạn có thể đặt IP sao cho trùng với server bên bạn nhé chẳng hạn 10.0.0…, 11.0.1.1… )
- Tương tự như vậy bạn sẽ dùng Subnet Mask là 255.255.255.0 ( thường mặc định )
- Default Getway thường được sử dụng là 192.168.1.1.
- Vậy là bạn đã setup xong phần địa chỉ IP của máy in việc cần làm tiếp theo bạn gắn dây cable mạng kết nối từ Modem ADSL hoặc từ Switch trực tiếp đến cổng RJ45 của máy in HP 5100 này.
Xem thêm : nạp, thay, đổ mực máy in hp 5100
Bài viết liên quan:
- https://mayvanphongnhk.net/printer-driver-unavailable/
- https://mayvanphongnhk.net/do-muc-may-in-tai-thanh-tri/
- https://mayvanphongnhk.net/https-web-archive-org-web-20230131092739-https-mayvanphongnhk-net-tac-hai-cua-muc-in-kem-chat-luong/
- https://mayvanphongnhk.net/huong-dan-khac-phuc-loi-may-in-keo-giay-nhieu-to/
- https://mayvanphongnhk.net/cong-game-sunwin-su-lua-chon-uy-tin-chat-luong-de-ca-cuoc/
Cài Đặt Cấu Hình Máy In Qua Box Print Server
Nếu như bạn đã có sẵn máy in loại thường kết nối tới máy tính qua cổng paralell ( hp 5100, canon 1210 …) hoặc usb ( canon 2900, canon 3300, hp 1102…) thì chỉ cần có thêm một hộp box print server nữa là đủ.
Box Print Server này sẽ có nhiệm vụ trung gian kết nối IP từ máy in đến hệ thống mạng bạn đang sử dụng.
Bạn cần đăng nhập vào box print server sau khi đã mua nhé. User và passwod đăng nhập có trong Manual hướng dẫn hoặc đía Setup kèm thèo BOX. Sau khi login thành công sẽ có giao diện như sau:
Để cấu hình địa chỉ IP, bạn chuyển sang tab Setup và chọn TCP/IP. Sau đó bạn chọn vào mục Use the following TCP/IP settings và điền vào địa chỉ IP ( tương tự như đã nói ở trên ), sau đó bạn nhấn vào nút Save & Restart.
Lưu ý : để quản lý Box Print Server bạn có thể bạn chọn vào mục System. Ở đây bạn có thể đổi mật khẩu truy cập để tránh người khác phá hoại Box print server bằng cách vào phần Administrator’s Password và chọn Mật Khẩu Mới
Xem thêm : cách cài đặt máy in qua mạng Lan / Wifi
Cách Thêm Máy in Vào Trong Máy Tính Cùng Mạng Nội Bộ
Sau khi cài đặt xong phần cấu hình print server, tiếp theo bạn cần phải thêm máy in (add printer) vào trên từng máy trong mạng nội bộ để thực hiện lệnh in.
- Bạn vào Start – Settings và chọn Printers and Faxes.
- Trong cửa sổ Printer and Faxes, bạn nhấn vào nút Add a printer, >> Next >>>Local printer attached to this computer
- Bỏchọn dấu Automatically detect… và nhấn vào nút Next.
- Sau đó trong cửa sổ Add Printer Winzard, bạn chọn vào ô Create a new port >> Standard TCP/IP port >> Next
- Add Standard TCP/IP bạn điền vào địa chỉ IP 192.168.1.254 và nhấn Next.
- Cuối cùng, bạn chọn tên nhà sản xuất và driver của máy in bạn đang sử dụng trong kho lưu trữ có sẵn của hệ thống ( windows ) hoặc tìm trong dĩa driver của nhà sản xuất HP, Canon, Brother…
- Như vậy là các bạn đã thêm mới một máy in ( add printer ) vào trong máy tính,
- Bây giờ bạn chỉ ngồi trực tiếp trên máy và nhấn lệnh in mà không cần phải qua bất cứ một máy tính nào (hưởng thành quả nào @_@ )
Hướng dẫn thiết lập Canon Printer Server cho văn phòng hiệu quả
Việc thiết lập Canon Printer Server một cách đúng đắn sẽ giúp các văn phòng tối ưu hóa quy trình in ấn, giảm thiểu lãng phí và nâng cao hiệu suất làm việc. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết để thiết lập Canon Printer Server cho văn phòng của bạn:
1. Lựa chọn phần cứng phù hợp:
- Máy chủ: Đảm bảo rằng máy chủ bạn chọn đủ mạnh để hỗ trợ số lượng máy in và người dùng trong văn phòng của bạn.
- Máy in Canon tương thích: Kiểm tra xem máy in của bạn có hỗ trợ kết nối mạng và tương thích với Canon Printer Server hay không.
2. Cài đặt và cấu hình Canon Printer Server:
- Cài đặt phần mềm Canon Printer Server trên máy chủ. Thường, bạn sẽ nhận được hướng dẫn cụ thể từ nhà sản xuất.
- Kết nối máy in Canon của bạn với mạng văn phòng.
- Trên Canon Printer Server, thêm máy in vào danh sách quản lý. Đối với mỗi máy in, cài đặt trình điều khiển tương ứng.
3. Cấu hình bảo mật và quyền truy cập:
- Tạo nhóm người dùng hoặc sử dụng danh sách người dùng hiện có và chỉ định quyền truy cập cho từng nhóm hoặc người dùng.
- Thiết lập quyền in, sao chép và quét tương ứng cho mỗi máy in hoặc nhóm người dùng.
4. Cấu hình hàng đợi in và ưu tiên:
- Đối với mỗi máy in, xác định và cấu hình hàng đợi in.
- Thiết lập ưu tiên in ấn dựa trên người dùng, nhóm hoặc loại tác vụ.
5. Thiết lập quản lý chi phí và giám sát:
- Đối với mỗi máy in, cài đặt giới hạn in ấn để kiểm soát và giảm lãng phí.
- Sử dụng các công cụ giám sát để theo dõi hoạt động in ấn và đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng hiệu quả.
6. Cài đặt và cấu hình máy khách:
- Trên mỗi máy tính người dùng, cài đặt trình điều khiển máy in Canon và kết nối đến Canon Printer Server.
- Cung cấp hướng dẫn cho người dùng về cách in ấn, xem hàng đợi và quản lý tác vụ in của họ.
7. Bảo dưỡng và cập nhật:
- Đảm bảo rằng máy chủ, phần mềm và máy in đều được cập nhật thường xuyên.
- Kiểm tra và làm sạch máy in định kỳ để đảm bảo chúng hoạt động ổn định.